Chăm sóc bé bị hăm tã Thứ tư, 08/03/2017, 10:46 GMT+7 Trẻ bị hăm sẽ làm cho trẻ quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ khó chăm sóc. Do vậy cha mẹ cần lưu ý để có cách chăm sóc bé để tránh xảy ra hiện tượng hăm tã nặng hơn. Điều mẹ cần làm - Thường xuyên thay bỉm cho con, chịu khó vệ sinh cho bé thường xuyên, không được quấn tã chặt vừa khiến bé khó chịu mà bé dễ bị hăm. - Mỗi lần thay tã cho bé hãy lau rửa sạch sẽ cho bé bằng nước ấm (đã đun sôi để nguội) hay nước trà xanh ấm. Sau đó lấy khăn xô thấm khô, rồi dùng kem chống hăm bôi lên một lớp mỏng cho con. Mẹ lưu ý chọn kem chống hăm an toàn cho làn da non nớt của bé, chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, không chứa hóa chất bảo quản, tạo mùi hương… Mẹ không nên bôi nhiều loại kem cùng 1 lúc cho bé nó sẽ làm giảm hiệu quả. - Cho da bé tiếp xúc với không khí thông thoáng trong những thời gian ngắn sau khi thay tã, bỉm, giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng mau lành hơn. - Khi bé đã bị hăm rồi không được dùng phấn rôm hay phấn thơm bôi vào vết hăm. Khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ - Bé bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, mẹ của bé đã làm theo hướng dẫn trên nhưng bé không khỏi - Bé bị sốt - Bé bị nổi nhiều mụn mủ - Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng - Bé bị tiêu chảy Hăm tã rất thường gặp ở trẻ sơ sinh đến dưới 1 tuổi, nhưng lại dễ điều trị và phòng ngừa. Các mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh da bé để không phải gặp hiện tượng đó. Để tránh bé bị hăm tã, bạn đừng quên lựa chọn loại tã sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên an toàn với làn da của bé và khả năng thấm hút vượt trội. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng tã giấy thông dụng. Bạn có thể lựa chọn dòng tã bỉm Kiyomi đến từ Nhật Bản với công nghệ 4 ngăn thấm hút siêu mỏng sử dụng vải không dệt từ bột gỗ tự nhiên và 1 lớp màng film chống trào ngược tạo cảm giác khô thoáng và bảo vệ làn da non nớt của bé khỏi kích ứng từ những chất bẩn hằng ngày. Nhờ vậy bé yêu luôn được chống hăm toàn diện. (Theo internet) Người viết : admin
|
Copyright © 2013 |